Văn hóa cà phê của người Việt

Cà phê được du nhập vào Việt Nam từ thế kỷ XIX, theo người Pháp. Tây Nguyên là vùng đất thích hợp nhất để trồng cà phê và trở thành “thủ phủ” cà phê của Việt Nam. Hai loại cà phê phổ biến ở Việt Nam là Robusta và Arabica, có hương vị đậm đà và đắng. Dù có nguồn gốc từ phương Tây, nhưng khi đến Việt Nam, cà phê đã được biến tấu theo phong cách riêng của người Việt. Cà phê không chỉ là thức uống, mà còn là  một nét đẹp trong văn hóa trong đời sống của người Việt. Cà phê được pha chế và thưởng thức theo nhiều cách khác nhau, tùy theo sở thích của mỗi người.

Nét đặc sắc trong văn hóa cà phê của người Việt

Cà phê Việt Nam có một nét rất riêng. Họ uống cà phê không chỉ để tỉnh táo, mà còn để thưởng thức, tâm sự và suy ngẫm. Thích ngồi bên ly cà phê, nhấp từng ngụm nhỏ, vừa đọc báo, nghe nhạc, nói chuyện với bạn bè, đối tác hay làm việc. Để cà phê làm bạn trong những khoảnh khắc tĩnh lặng, nhìn lại cuộc sống, con người xung quanh.

 

Nét đặc sắc trong văn hóa cà phê của người Việt

 

Cà phê Việt Nam được pha theo cách của người Pháp, đó là pha phin. Bột cà phê được cho vào phin, rồi rót nước sôi, đợi cà phê nở ra rồi mới chảy từng giọt xuống ly. Cà phê phin có hương vị đậm đặc và thơm nồng. Pha một ly cà phê không khó không tốn nhiều công sức, nhưng cần có thời gian. Ngồi ngắm nhìn từng giọt cà phê đen đen rơi xuống, đó là một niềm vui của những người yêu cà phê. Đặc biệt, vào những ngày mưa, ngồi ở hiên nhà, nhìn mưa rơi và cà phê nhỏ xuống, cảm giác thật thoải mái, lòng ta trở nên thanh thản và bình yên.

Mỗi vùng miền Việt Nam có cách pha chế và thưởng thức cà phê riêng. Cà phê phin là cách pha cà phê thông dụng nhất ở Việt Nam. Người miền Nam thường uống cà phê đá, có nhiều đường, sữa để làm ngọt vị. Người miền Bắc thường uống cà phê đen, đậm đặc trong cốc nhỏ, uống khi còn nóng.

 

 

Cà phê Việt có một hương vị khó quên đắng, đậm, và độ đặc cao hơn hẳn cà phê nước ngoài. Đó là nhờ hai giống cà phê Arabica và Robusta được trồng ở Tây Nguyên, vùng đất đầy nắng và gió. Có lẽ, do điều kiện khắc nghiệt, những hạt cà phê đã giữ lại những tinh chất quý giá trong từng hạt. Khi được rang xay, hương vị cà phê mới thật sự bộc lộ. Người Việt yêu thích cà phê đậm, đắng, thơm nồng. Họ uống cà phê để thưởng thức, tâm sự và suy ngẫm. Cà phê Việt khác biệt với cà phê phương Tây rất nhiều.

Văn hóa cà phê của người Việt Nam là một nét đẹp và độc đáo, gần gũi và phù hợp với mọi tầng lớp xã hội. Qua đó, chúng ta cũng có thể nhận ra rằng người Việt có những điểm chung về khẩu vị và sở thích. Cũng chính vì thế mà chúng ta có thể cảm thấy sự đoàn kết của người Việt Nam trong món uống dân dã nhất.

5/5 - (1 bình chọn)
Chat Ngay
Chat ngay